DANH MỤC SẢN PHẨM
Thuê máy chiếu Gia Lâm - Hà Nội

Thuê máy chiếu Gia Lâm - Hà Nội

Nghi Trung
Thứ Năm, 10/10/2024
Nội dung bài viết

Xin chân thành cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ cho thuê máy chiếu của Thietbiso.com. Sự hài lòng của Quý khách là động lực lớn nhất để chúng tôi không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.

Hãy để Thietbiso.com được đồng hành cùng Quý khách trong những dự án tiếp theo nhé!

Chúng tôi cam kết sẽ luôn nỗ lực để mang đến những dịch vụ tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của Quý khách.

Rất mong nhận được những phản hồi quý báu từ Quý khách để chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn.

thuê máy chiếu gia lâm hà nộithuê máy chiếu gia lâm hà nội

Bảng giá cho thuê máy chiếu và màn chiếu:

Máy chiếu:

Loại máy chiếu Độ sáng (ANSI Lumens) Độ phân giải Giá thuê/ngày
Máy chiếu văn phòng 3.000 WXGA 200.000 - 300.000
Máy chiếu hội nghị 3.000 - 4.000 XGA, WXGA 300.000 - 500.000
Máy chiếu sự kiện 4.000 - 5.000 HD, Full HD 400.000 - 700.000
Máy chiếu hội trường  lớn 5.000 - 7.000 HD, Full HD 1.500.000  -7.000.000
Máy chiếu 4K 1.000 - 8.000 4K 2.800.000 - 10.000.000

Màn chiếu:

Kích thước màn chiếu   Loại màn chiếu  Giá thuê/ngày
84 inch (1m52 x 1m52)    Màn chiếu 3 chân       100.000
100 inch (1m78 x 1m78)        Màn chiếu 3 chân  150.000
120 inch (2m13 x 2m13)   Màn chiếu 3 chân  250.000
135 inch (2m44 x 2m44)   Màn chiếu 3 chân  550.000
150 inch (3m x 2m25)   Màn chiếu 3 chân  1.000.000
200 inch, 300 inch    Màn chiếu khung Call: 0822.40.9999   

Liên hệ:

  • Website: www.thietbiso.com
  • Hotline: 0822.40.9999 (call, zalo) - Mr Quang
  • Email: quang@thietbiso.com

Thietbiso.com - Giải pháp hoàn hảo cho mọi nhu cầu trình chiếu của bạn!

Cho thuê máy chiếu giá rẻ nhất tại Hà Nội, chuyên nghiệp, đúng giờ giấc, công việc của khách hàng hoàn thành là quan trọng nhất.

Liên hệ: Tại Hà Nội: 0822.40.9999 (call, zalo) (Hà Nội, Đà Nẵng, HCM) 
Hà Nội: 21-23 Nguyễn Công Hoan, Giảng Võ, Ba Đình, HN
Đà Nẵng: 529 Mẹ Thứ, Hoà Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng
HCM: 101 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1, HCM

TBS CAM KẾT:

  1. Giá rẻ nhất
  2. Máy mới chất lượng trên 95%
  3. Nhân viên tư vấn, lắp đặt nhiệt tình
  4. Xuất thuế đầy đủ khi được yêu cầu
  5. Hỗ trợ kết nối không dây, chiếu từ điện thoại...

VÀI NÉT VỀ HUYỆN GIA LÂM

1. Địa lý.

Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai; phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đông Anh. Diện tích: 114,79 km2. Dân số: khoảng 227.600 người (năm 2009).

2. Lịch sử hình thành

Trước kia vùng đất huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, rồi phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vùng đất huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 13/12/1954, sáp nhập khu vực phố Gia Lâm (gồm phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy) của tỉnh Bắc Ninh vào Hà Nội.

Ngày 20/4/1961, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa II thông qua Nghị quyết phê chuẩn mở rộng thành phố Hà Nội. Theo đó, toàn bộ huyện Gia Lâm, 10 xã và 1 trấn của huyện Từ Sơn, 2 xã của huyện Tiên Du, 2 xã của huyện Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh và 1 xã thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên được sáp nhập vào Hà Nội.

Ngày 31/5/1961, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 78-CP chia các khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội. Theo đó huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội gồm 2 trấn và 31 xã.

Ngày 13/10/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 173-HĐBT về việc phân vạch địa giới một số phường và thị trấn Hà Nội. Theo đó, thành lập thị trấn Đức Giang trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của thị trấn Yên Viên, thị trấn Gia Lâm, xã Thượng Thanh và xã Việt Hưng (huyện Gia Lâm); thành lập thị trấn Sài Đồng trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Thạch Bàn, Gia Thụy và Hội Xá (huyện Gia Lâm).

Sau khi điều chỉnh, huyện Gia Lâm có 35 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 4 thị trấn: Đức Giang, Yên Viên, Sài Đồng, Gia Lâm và 31 xã gồm Thạch Bàn, Bát Tràng, Lệ Chi, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Mầu, Dương Hà, Yên Thường, Yên Viên, Giang Biên, Thượng Thanh, Kim Lan, Việt Hưng, Ngọc Thụy, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Hội Xá, Cổ Bi, Trâu Quỳ, Đa Tốn, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Văn Đức, Đông Dư, Cự Khối, Dương Quang, Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn.

Ngày 6/11/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc chuyển 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm để thành lập quận Long Biên.

Sau khi điều chỉnh, huyện Gia Lâm còn lại 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã : Lệ Chi, Kiêu Kỵ, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, Bát Tràng, Kim Sơn, Cổ Bi, Dương Xá, Dương Quang, Đa Tốn, Phú Thị, Trâu Quỳ, Đặng Xá, Kim Lan, Văn Đức, Yên Viên, Đông Dư, Yên Thường, Phù Đổng, Trung Mầu và thị trấn Yên Viên.

Ngày 5/1/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 02/2005/NĐ-CP thành lập thị trấn Trâu Quỳ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Trâu Quỳ. Sau khi điều chỉnh, huyện Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn Yên Viên và Trâu Quỳ; 20 xã: Lệ Chi, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Màu, Dương Hà, Yên Thường, Yên Viên, Kim Lan, Cổ Bi, Bát Tràng, Đa Tốn, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Văn Đức, Đông Dư, Dương Quang, Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn.

Đơn vị hành chính của huyện Gia Lâm hiện có 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn: Yên Viên và Trâu Quỳ và 20 xã: Lệ Chi, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Màu, Dương Hà, Yên Thường, Yên Viên, Kim Lan, Cổ Bi, Bát Tràng, Đa Tốn, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Văn Đức, Đông Dư, Dương Quang, Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn. Trụ sở ủy ban Nhân dân huyên Gia Lâm được đặt tại thị trấn Trâu Quỳ.

3. Văn hóa, di tích danh thắng.

Gia Lâm là huyện cửa ngõ Đông Bắc của Hà Nội, nằm trong vùng giao thoa của văn hóa Thăng Long và văn hóa Kinh Bắc nên có nhiều di tích lịch sử-văn hóa có giá trị. Dưới thời phong kiến, huyện Gia Lâm có nhiều nhà khoa bảng lừng danh mà tên tuổi của họ được nhiều người trong cả nước biết tới, như: Hà Giáp Hải (làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm), Cao Bá Quát (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm)... Huyện Gia Lâm cũng là quê hương của Chử Đồng Tử, Thánh Gióng - hai nhân vật trong Tứ bất tử của Phật giáo Việt Nam. Chử Đồng Tử là người xã Văn Đức, huyện Gia Lâm ngày nay, Thánh Gióng người xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Ngoài ra còn có Nguyên phi Ỷ Lan hay còn gọi là Bà Tấm (người xã Dương Xá, huyện Gia Lâm); Công chúa Lê Ngọc Hân còn gọi là Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên. Công chúa Lê Ngọc Hân là người xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm ngày nay.

Trên địa bàn huyện Gia Lâm có 250 Di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 98 di tích văn hóa cấp quốc gia và thành phố, 8 di tích cách mạng được gắn biển cách mạng kháng chiến gồm đền Phù Đổng (nằm ở xã Phù Đổng, thờ Thánh Gióng), đền Bà Tấm, chùa Keo, chùa Kiến Sơ, miếu Công Đình, đình Xuân Dục, Đình Chử Xá và Lăng Chử Cù Vân (cụm di tích lịch sử văn hóa của làng Chử Xá, xã Văn Đức Huyện Gia Lâm, thờ Chử Đồng Tử), Khu tưởng niệm Cao Bá Quát, Khu tưởng niệm danh nhân Lê Ngọc Hân...

Huyện Gia Lâm tập trung nhiều làng nghề truyền thống như Bát Tràng (sản xuất gốm sứ), Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ), Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc, buôn bán vải vóc)…

Nội dung bài viết
Thu gọn