Khách mua máy chiếu quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Nghi Trung
Thứ Sáu,
11/10/2024
Nội dung bài viết
Xin chân thành cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và lựa chọn mua máy chiếu của Thietbiso.com. Sự hài lòng của Quý khách là động lực lớn nhất để chúng tôi không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.
Hãy để Thietbiso.com được đồng hành cùng Quý khách trong những dự án tiếp theo nhé!
Chúng tôi cam kết sẽ luôn nỗ lực để mang đến những dịch vụ tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của Quý khách.
Rất mong nhận được những phản hồi quý báu từ Quý khách để chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Thietbiso.com - Giải pháp hoàn hảo cho mọi nhu cầu trình chiếu của bạn!
Cho thuê máy chiếu giá rẻ nhất tại Hà Nội, chuyên nghiệp, đúng giờ giấc, công việc của khách hàng hoàn thành là quan trọng nhất.
Liên hệ: Tại Hà Nội: 0822.40.9999 (call, zalo) (Hà Nội, Đà Nẵng, HCM)
Hà Nội: 21-23 Nguyễn Công Hoan, Giảng Võ, Ba Đình, HN
Đà Nẵng: 529 Mẹ Thứ, Hoà Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng
HCM: 101 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1, HCM
TBS CAM KẾT:
- Giá rẻ nhất
- Máy mới chất lượng trên 95%
- Nhân viên tư vấn, lắp đặt nhiệt tình
- Xuất thuế đầy đủ khi được yêu cầu
- Hỗ trợ kết nối không dây, chiếu từ điện thoại...
VÀI NÉT VỀ QUẬN HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI
Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam nội thành của thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có hai công viên lớn là Công viên Thống Nhất và Công viên Tuổi trẻ; nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng. Đến quận Hai Bà Trưng, du khách sẽ được trải nghiệm ẩm thực địa phương với những món ăn ngon như bánh mì chảo, bún ốc, bánh cuốn,...
Quận Hai Bà Trưng tọa lạc ở phía Đông Nam khu vực trung tâm thủ đô Hà Nội, là địa bàn được vinh dự mang tên hai vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Trưng Trắc và Trưng Nhị. Phía Bắc giáp với quận Hoàn Kiếm. Phía Nam Hai Bà Trưng giáp với quận Hoàng Mai. Phía Đông quận giáp sông Hồng, bên kia sông là quận Long Biên. Phía Tây quận giáp với quận Đống Đa, với ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải Phóng có một phần nhỏ giáp với quận Thanh Xuân.
Lịch sử hình thành
Trước đây, vùng đất Hai Bà Trưng thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương) thuộc huyện Thọ Xương cũ; một số xã của huyện Thanh Trì, thuộc trấn Sơn Nam Thượng. Từ năm 1954-1961, vùng đất Hai Bà Trưng gồm các khu phố mang tên Bạch Mai, Hai Bà, Hàng Cỏ và một phần đất thuộc quận VI ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1961-1981, gọi là khu Hai Bà (sau gọi là khu Hai Bà Trưng). Tháng 6/1981, khu Hai Bà Trưng chính thức gọi là quận Hai Bà Trưng.
Tháng 6/1981, khu Hai Bà Trưng chính thức gọi là quận Hai Bà Trưng gồm 22 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm, Giáp Bát, Tương Mai. Sau nhiều lần tách, nhập vào các năm 1982, 1984, 1990, 2003.
Từ năm 2020 đến nay, quận Hai Bà Trưng có 18 phường trực thuộc là: Bách Khoa, Bạch Đằng, Bạch Mai, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.
Văn hóa và di tích lịch sử
Quận Hai Bà Trưng là một vùng đất cổ ở Kinh đô Thăng Long- Thủ đô Hà Nội có chiều dài lịch sử cả ngàn năm, trải qua các triều đại Lý - Trần - Lê và thời đại Hồ Chí Minh hiện nay. Với bề dày thời gian đó, vùng đất này hiện nhiều di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng kháng chiến, di tích lưu niệm sự kiện và lễ hội truyền thống.
Theo kết quả kiểm kê di tích đến năm 2022, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có 51 di tích. Trong đó có 35 di tích xếp hạng, bao gồm 1 di tích Quốc gia đặc biệt, 19 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 13 di tích xếp hạng cấp Thành phố; 23 địa điểm lưu niệm sự kiện Lịch sử - Cách mạng kháng chiến. Trong đó, có những di tích nổi tiếng như: Di tích Quốc gia đặc biệt đền, chùa, đình Hai Bà Trưng; Cụm di tích chùa Hòa Mã; Chùa Vân Hồ; Chùa Vua; Chùa Liên Phái; Chùa Hộ Quốc; Khu tưởng niệm đồng bào bị chết đói năm 1945… Điều đặc biệt quý giá mà không phải vùng đất nào cũng có được là từ năm 1945 đến năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hơn 20 lần về thăm và làm việc với quận. Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có hai công viên lớn là Công viên Thống Nhất và Công viên Tuổi trẻ. Trong những năm tới các công viên này sẽ được cải tạo theo hướng hiện đại và đa dạng các hoạt động, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho dân cư trên địa bàn quận và thu hút khách du lịch ở các nơi khác.
Là cửa ngõ phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa, nên quận Hai Bà Trưng vẫn còn dấu tích của ba cửa ô là ô Đồng Lầm, còn gọi là ô Kim Liên ở chỗ ngã tư đường Kim Liên - Đại Cồ Việt; ô Cầu Dền, còn gọi là ô Thịnh Yên ở cuối phố Huế giáp phố Bạch Mai; ô Đống Mác tức là ô Lương Yên, ở ngã ba Lò Đúc - Trần Khát Chân.
Gắn liền với các di tích là các sinh hoạt văn hóa phi vật thể các lễ hội: Hội đền Hai Bà, hội chùa Vua là những lễ hội lớn ở kinh thành không chỉ thu hút hàng ngàn người tham gia mà lễ hội còn là dịp phát huy truyền thống yêu nước.
Có thể nói các di sản văn hóa là một kho tàng vô giá mà lịch sử và cách mạng đã tạo ra và để lại cho quận Hai Bà Trưng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong quận quyết tâm viết tiếp những trang sử vẻ vang, hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng Thủ đô xứng tầm với vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước; đưa quận Hai Bà Trưng chủ động hội nhập và phát triển hướng tới mục tiêu giàu đẹp, văn minh, công bằng, dân chủ trong thời kỳ mới, xứng đáng với niềm tin của cả nước và Thủ đô về quận Hai Bà Trưng anh hùng.