DANH MỤC SẢN PHẨM
Thuê máy chiếu quận Long Biên - Hà Nội

Thuê máy chiếu quận Long Biên - Hà Nội

Nghi Trung
Chủ Nhật, 06/10/2024
Nội dung bài viết

Xin chân thành cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ cho thuê máy chiếu của Thietbiso.com. Sự hài lòng của Quý khách là động lực lớn nhất để chúng tôi không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.

Hãy để Thietbiso.com được đồng hành cùng Quý khách trong những dự án tiếp theo nhé!

Chúng tôi cam kết sẽ luôn nỗ lực để mang đến những dịch vụ tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của Quý khách.

Rất mong nhận được những phản hồi quý báu từ Quý khách để chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn.

Thuê máy chiếu quận Long BiênThuê máy chiếu quận Long Biên

Bảng giá cho thuê máy chiếu và màn chiếu:

Máy chiếu:

Loại máy chiếu Độ sáng (ANSI Lumens) Độ phân giải Giá thuê/ngày
Máy chiếu văn phòng 3.000 WXGA 200.000 - 300.000
Máy chiếu hội nghị 3.000 - 4.000 XGA, WXGA 300.000 - 500.000
Máy chiếu sự kiện 4.000 - 5.000 HD, Full HD 400.000 - 700.000
Máy chiếu hội trường  lớn 5.000 - 7.000 HD, Full HD 1.500.000  -7.000.000
Máy chiếu 4K 1.000 - 8.000 4K 2.800.000 - 10.000.000

Màn chiếu:

Kích thước màn chiếu   Loại màn chiếu  Giá thuê/ngày
84 inch (1m52 x 1m52)    Màn chiếu 3 chân       100.000
100 inch (1m78 x 1m78)        Màn chiếu 3 chân  150.000
120 inch (2m13 x 2m13)   Màn chiếu 3 chân  250.000
135 inch (2m44 x 2m44)   Màn chiếu 3 chân  550.000
150 inch (3m x 2m25)   Màn chiếu 3 chân  1.000.000
200 inch, 300 inch    Màn chiếu khung Call: 0822.40.9999   

Liên hệ:

  • Website: www.thietbiso.com
  • Hotline: 0822.40.9999 (call, zalo) - Mr Quang
  • Email: quang@thietbiso.com

Thietbiso.com - Giải pháp hoàn hảo cho mọi nhu cầu trình chiếu của bạn!

Cho thuê máy chiếu giá rẻ nhất tại Hà Nội, chuyên nghiệp, đúng giờ giấc, công việc của khách hàng hoàn thành là quan trọng nhất.

Liên hệ: Tại Hà Nội: 0822.40.9999 (call, zalo) (Hà Nội, Đà Nẵng, HCM) 
Hà Nội: 21-23 Nguyễn Công Hoan, Giảng Võ, Ba Đình, HN
Đà Nẵng: 529 Mẹ Thứ, Hoà Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng
HCM: 101 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1, HCM

TBS CAM KẾT:

  1. Giá rẻ nhất
  2. Máy mới chất lượng trên 95%
  3. Nhân viên tư vấn, lắp đặt nhiệt tình
  4. Xuất thuế đầy đủ khi được yêu cầu
  5. Hỗ trợ kết nối không dây, chiếu từ điện thoại...

Quận Long Biên: Kỳ diệu vùng đất sầm uất trù phú "bên kia cầu"

Quận Long Biên là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng thuộc thành phố Hà Nội, đóng vai trò là cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố, đang trên đà bứt tốc về kinh tế, đầu tư.

Quận Long Biên là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng thuộc thành phố Hà Nội. Long Biên đóng vai trò là cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố, đang trên đà bứt tốc về kinh tế, đầu tư. 

 

Lịch sử hình thành và phát triển

Từ thủa xa xưa, nhân loại đã luôn biết chọn những vùng đồng bằng châu thổ làm nơi cư ngụ. Long Biên cũng là nơi ghi lại nhiều dấu tích quan trọng của xã hội Việt Nam từ thời đầu dựng nước.

Theo sách “Đại Nam Nhất Thống Chí,” vào thời Lý, khu vực được gọi là “đất rồng Long Biên” nằm ở chính giữa châu Thổ sông Hồng, là nơi gặp nhau của hai dòng sông huyết mạch là sông Cái (Hồng Hà) và sông Đuống (Thiên Đức).

Long Biên dưới thời Lý thuộc phủ Thiên Đức; thời Trần, Lê thuộc Lộ Bắc Giang; thời Hậu Lê thuộc phủ Thuận An; thời Nguyễn thuộc trấn Bắc Giang và sau là tỉnh Bắc Ninh. 

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Long Biên thuộc thành phố Hà Nội. Quận

Long Biên có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng.

Phía Đông và phía Nam giáp huyện Gia Lâm với ranh giới là sông Đuống và quốc lộ 1A mới Phía Tây giáp các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng với ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía Tây Nam giáp quận Hoàng Mai với ranh giới là sông Hồng. Phía Bắc giáp huyện Đông Anh với ranh giới là sông Đuống.

Văn hóa-Di tích-Danh thắng

Long Biên gắn liền với tên tuổi Quốc công Thái úy Lý Thường Kiệt, người anh hùng dân tộc đã viết nên những trang sử chói lọi chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Theo nhiều thông tin trong sử sách, ông vốn là người phường Cơ Xá, sau chuyển sang bờ bắc sông Hồng (nay thuộc phường Ngọc Thụy).

Long Biên cũng có làng cổ Tử Đình (nay thuộc phường Long Biên) có lịch sử tồn tại rất lâu đời, gần 2.000 năm về trước. Nơi này hiện thờ danh tướng Thành Công Tương Liệt, sau khi tham gia đánh đuổi giặc phương Bắc xâm lược, ông đã được Hai Bà Trưng phong cho thực ấp.

Khi qua trang Cổ Linh thấy phong cảnh hữu tình, dân chúng cần cù làm ăn, tướng Thành Công đã ở lại Cổ Linh và xây đền thờ sống của ông (Sinh Từ) tại thôn Tử Đình. Sau này ông hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược nhà Hán, cả 5 thôn trong xã Cổ Linh đều thờ ông là Thành Hoàng bản thổ.

Quận Long Biên: Kỳ diệu vùng đất sầm uất trù phú "bên kia cầu" ảnh 1Múa Lột rắn tái hiện cảnh Bạch xà - hiện thân của Linh Lang Đại vương ba lần lột xác để hóa Thánh tại di tích đình Trường Lâm. (Ảnh: TTXVN phát)

Tại thôn Tình Quang (Giang Biên) có đình thờ Lý Bí, vị anh hùng thế kỷ thứ VI, phất cao ngọn cờ khởi nghĩa chống quân Lương xâm lược.

Khởi nghĩa thắng lợi, ông dựng lên Nhà nước Vạn Xuân với hàm nghĩa một đất nước trường tồn mãi mãi và là Người định hướng đầu tiên định đô ở Thăng Long.

Đình Lệ Mật thờ ông Hoàng Quý Công đã có công cứu xác công chúa nhà Lý, khi được Vua ban lộc chỉ xin phân binh lập trại cày cấy làm ăn và lập 13 làng trại ở phía Tây kinh thành Thăng Long.

Đình Thanh Am (Thượng Thanh) thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm Ất Mùi (1535), Ông đỗ Trạng nguyên dưới triều Mạc. Ông nổi tiếng là một bậc tôn sư trọng đạo, được cả nước kính nể. Ông để lại cho đời sau biết bao nhiêu áng văn thơ kiệt xuất và cả một kho “Sấm ký”…

Long Biên hôm nay

Từ một huyện ngoại thành Hà Nội, Long Biên những năm nay đã lột xác nhanh chóng, hình thành các khu đô thị lớn, đồng bộ và hiện đại như Khu đô thị Việt Hưng, Sài Đồng, Bồ Đề, Thạch Bàn, Vinhomes Riverside, Rice Home Sông Hồng, Hà Nội Garden City, Vinhomes The Harmony, Berriver Long Biên...

Long Biên cũng là nơi 3 tuyến đường giao thông huyết mạch của Hà Nội chạy qua, gồm Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 5, giúp kết nối 3 vùng kinh tế lớn của miền Bắc là Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.

Với biên giới tự nhiên là sông Hồng và sông Đuống, Long Biên rất phát triển về các tuyến giao thông đường thủy, thuận lợi cho hoạt động trung chuyển hàng hóa, giúp phát triển mạnh về công nghiệp. Đó là những yếu tố cơ bản thuận lợi cho quận Long Biên phát triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế- xã hội.

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên (tên cũ là cầu Paul Doumer) là cây cầu bắc qua sông Hồng kết nối quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình với quận Long Biên của Hà Nội. Nhiều năm về trước, những cư dân Long Biên vẫn thường mô tả địa chỉ nhà của mình là ở "bên kia cầu," nói về quãng đường "vượt sông" để trở về nhà.

Chiếc cầu được xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902 bởi công ty Daydé & Pillé, và được sử dụng vào năm 1903. Trước đây, do một số thông tin khong chính xác đăng tải trên các phương tiện truyền thông, không ít người nhầm lẫn khi cho rằng “cha đẻ” của cầu Long Biên là kỹ sư lừng danh người Pháp Gustave EiffeL, người đã thiết kế nên tháp Eiffel.

Vào những năm đầu thế kỷ 20, cầu Long Biên là địa điểm hóng gió lý tưởng của giới trẻ, với phong cảnh sông Hồng rộng lớn, cùng những quán nước nhỏ bán đồ ăn vặt như ngô nướng, khoai nướng, những sản vật quen thuộc của khu đất bãi bên dưới cầu.

Đặc biệt, khu vực bãi giữa sông Hồng phía dưới cầu Long Biên tuy thuộc quận Hoàn Kiếm, nhưng do vị trí đặc biệt, từ nhiều năm nay rất nhiều người dân Hà Nội vẫn coi nơi đó như một phần của quận Long Biên. Đó là một vùng đất trù phú, với những bãi ngô, vườn rau tươi tốt, là nơi mà nhiều người Hà Nội lựa chọn như một điểm du lịch gần gũi với thiên nhiên.

Hiện nay, cầu Long Biên đã xuống cấp nếu so sánh với những cây cầu mới xây. Nhưng lịch sử lâu đời, vị trí đẹp và hình dáng cổ kính đã khiến cây cầu trở thành một biểu tượng không thể thiếu của Hà Nội, được in hình trên những bưu thiếp, tranh lụa, trở thành món quà lưu niệm tuyệt đẹp cho du khách.

Quận Long Biên: Kỳ diệu vùng đất sầm uất trù phú "bên kia cầu" ảnh 2Nút giao thông trung tâm quận Long Biên bao gồm một cầu vượt trực thông hướng đường 5 (đường Nguyễn Văn Linh) đi cầu Đông Trù và hệ thống đường nội đô. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

AEON Mall Long Biên

Không phải là trung tâm thương mại lớn đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội, nhưng với diện tích lớn tới 5,6ha, AEON Mall Long Biên khi mới khai trương vào năm 2015 đã khiến khách hàng choáng ngợp bởi quy mô lớn, phong cách thiết kế độc đáo, vừa tinh tế vừa thuận tiện của đất nước Mặt Trời mọc.

Đến Aeon Mall Long Biên bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm chuỗi nhà hàng, dịch vụ, siêu thị, ẩm thực và giải trí từ bình dân đến cao cấp, nhưng theo một cách thức hoàn toàn khác với những trung tâm thương mại trước và sau đó.

Big C Long Biên

Khai trương từ năm 2011, Big C Long Biên tập trung phát triển hướng đến khu vực quận Long Biên, các khu đô thị mới, nơi chưa có trung tâm thương mại nào cũng như mang đến một khu mua sắm với quy mô lớn, thực sự khác biệt cho khách hàng đến từ trung tâm Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy là một cây cầu bắc qua sông Hồng, phía đầu cầu bên trung tâm Hà Nội nằm ở địa phận phường Vĩnh Tuy, thành phố Hà Nội, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên.

Cầu Vĩnh Tuy được khánh thành vào năm 2008, và nhanh chóng đóng một vai trò quan trọng trong điều tiết giao thông của thành phố Hà Nội, cũng khiến Long Biên trở nên gần gũi hơn với nội thành Hà Nội.

Ẩm thực Long Biên

Là vùng đất trước đây là ngoại thành, giống như những ngôi làng khác của Hà Nội, Long Biên là nơi tập trung của những cư dân lâu đời, với đất đai rộng lớn, cây trái sum suê.

Những học sinh Hà Nội vào cuối những năm 1990 hẳn sẽ lưu giữ nhiều ký ức về những ngày được nghỉ học, gò lưng đạp xe sang bên kia cầu, đến những vườn táo ta trĩu quả chua chua, ngọt ngọt, thanh thanh, được bỏ xe trên cầu rồi leo xuống bãi giữa hái ngô, vặt lá.

Và những người con Long Biên chính gốc chắc cũng sẽ từng có không ít lần mang đến cho bạn bè, người thân những sản vật chỉ nơi mình mới có, như khế ngọt Ngọc Thụy, ổi Cự Khối, ngô đất bãi, cà chua đất bãi.

Ngày nay, với sự gia tăng của mật độ dân cư, các cửa hàng ăn uống trên địa bàn quận Long Biên mọc ra ngày càng nhiều.

Nếu có dịp sang thăm bạn bè bên Long Biên, bạn có thể đến khu vực quanh vườn hoa Ngọc Lâm, với những vỉa hè rộng lớn, mát lộng gió, thưởng thức các món ăn từ ngan cháy tỏi cho đến phở, bún, miến, bánh canh. Hoặc bước vào những nhà hàng rộng lớn phục vụ những món ăn đa dạng từ Việt Nam cho đến nước ngoài.

Sự đô thị hóa nhanh chóng đang khiến cuộc sống của người dân Long Biên trở nên ngày một tốt hơn, điều kiện vật chất đầy đủ hơn. Nhưng cũng vẫn có những người lớn tuổi hay những người hoài cổ đang lo lắng tốc độ đô thị hóa sẽ khiến Long Biên mất đi những mảng xanh quý giá của một thời phố từng là làng, mất đi những dấu ấn đặc biệt vốn chỉ có ở những làng ngoại thành Hà Nội./.

Nội dung bài viết
Thu gọn